Gieo trồng Chi Cỏ ba lá

Trifolium incarnatum

Cỏ ba lá, hoặc là được gieo trồng một mình hoặc là trong hỗn hợp với các loại cỏ khác, có một lịch sử lâu dài để tạo ra các sản phẩm chủ yếu cho đất, vì một số lý do: nó phát triển rất tự do, các cành non sẽ mọc trở lại sau khi bị cắt xén; nó tạo ra số lượng lớn sản phẩm ngon và bổ dưỡng cho gia súc; nó phát triển tốt trong nhiều loại đất và khí hậu; và do vậy nó là thích hợp để tạo ra các bãi chăn thả hay cải tạo đất. Tuy nhiên, hiện nay ngoại trừ trên một số đất giàu canxi, nó có sản lượng cực kỳ thất thường. Trong nhiều khu vực, nông dân đã phát hiện ra rằng cỏ ba lá đã biến mất hoàn toàn vào giữa mùa xuân, hoặc chỉ tìm thấy chúng còn rất ít ở chỗ này chỗ kia trên các cánh đồng. Vẫn không có sự giải thích thích đáng nào được đưa ra cho "căn bệnh của cỏ ba lá" cũng như không có biện pháp phục hồi cụ thể nào. Tuy nhiên, một thực tế quan trọng đã được công nhận là khi việc luân canh mùa màng được quản lý sao cho cỏ ba lá không trở lại trên cùng một thửa ruộng trong một khoảng thời gian ngắn hơn 8 năm thì sau đó nó sẽ phát triển với sức sống mãnh liệt nguyên thủy của nó. Sự hiểu biết về điều này đã giúp cho nông dân ở nhiều khu vực khác nhau canh tác để có thể cứu vãn loại cây quan trọng này.

Một lá của cỏ ba lá điển hình (trong ảnh là Trifolium repens)

Đã từng có thời gian người ta cho rằng việc đưa các loài cây họ Đậu khác vào vòng luân canh có ảnh hưởng tốt rõ ràng đối với cỏ ba lá khi nó được gieo trồng trong vụ kế tiếp; nhưng thực tế cho thấy các loài cây họ Đậu khác chỉ tạo ra sự thuận lợi trong các tình huống ngẫu nhiên của sự gần như là cần thiết để kéo dài chu kỳ vòng quay của cỏ ba lá.

Căn bệnh của cỏ ba lá có lẽ gắn liền với sự suy giảm các động vật thụ phấn. Việc nuôi ong thông thường là do nhu cầu cao từ phía nông dân có các bãi chăn thả có cỏ ba lá, là những người mong muốn là ong sẽ hoạt động trên các cánh đồng của mình, do người ta nhận thấy việc kết hạt tăng lên theo sự gia tăng hoạt động của ong.